Cư sĩ Phạm Khoa từng trải lòng với các học viên trong khóa tu rằng: “Một người con làm những điều xấu, sai trái với lương tâm thì cho dù có cố gắng phụng dưỡng mẹ cha, chăm sóc họ đến răng long đầu bạc thì cũng không mang danh là một người con hiếu thảo.”
Đa số những người tham gia khóa tu của cư sĩ Phạm Khoa đều là những bạn trẻ
Cư sĩ Phạm Khoa tên thật là Phạm Văn Khoa. Hiện tại anh đang sinh sống và lớn lên tại Ba Đình – Hà Nội. Với cơ duyên theo đạo Phật từ bé, anh đã được gia đình đưa lên chùa và Quy Y Tam Bảo. Khi tham gia vào các khóa tu mùa hè, anh đã nhận ra sứ mệnh của mình và tiếp tục gieo duyên cho nhiều bạn trẻ hiểu hơn về Phật pháp. Mong muốn của vị cư sĩ này là phụng sự Tam Bảo để cứu độ chúng sanh và hiến dâng cho đời những điều đẹp nhất.
Trong các khóa tu của cư sĩ Phạm Khoa, đa số những người tham gia đều là những bạn trẻ với nhiều độ tuổi và ngành nghề khác nhau. Với tấm lòng nhân ái thông qua giọng nói trầm ấm của mình, từng lời của anh đã thực sự len lỏi và lắng đọng vào trái tim của những người tham dự.
Tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe vị cư sĩ kia chia sẻ những bài học ý nghĩa, những câu chuyện cảm động đã thực sự gây nghẹn ngào cho người nghe. Những thắc mắc được đưa ra “Làm thế nào để làm tròn chữ hiếu với mẹ cha?” Những bài chia sẻ tuy không quá dài nhưng đủ thiết thực để đáp ứng mong muốn làm một người con có thể đáp ứng công sinh thành của bố mẹ.
Những câu chuyện cảm động đã thực sự gây nghẹn ngào cho người nghe
Qua trải lòng của cư sĩ Phạm Khoa, anh cho rằng bản chất của đạo hiếu nằm ở sự nhân từ và tính vị tha của mỗi con người. Những người có lòng từ bi, bác ái thường không cần đặt nặng vấn đề hiếu thảo với cha mẹ. Chỉ những người không có nhân tính tốt, làm những chuyện hại người, hại đời thì cho dù có yêu thương cha mẹ, chăm sóc bàn thờ gia tiên,…. đều không được xem là những người con có hiếu trong gia đình.
Cha mẹ sinh ta ra đời, nuôi ta lớn khôn đều mong muốn đứa con có thể khỏe mạnh, chăm sóc bản thân thật tốt khi họ không ở bên. Do vậy, việc không chăm sóc cho sức khỏe sẽ khiến đấng sinh thành trở nên đau lòng. Ngoài ra, ý nghĩa của việc chăm sóc thân thể không chỉ từ cái răng, cái tóc mà phải bồi dưỡng cho cái tâm, nhân đức của bản thân vào việc tôn trọng, yêu thương những người xung quanh để không gây gỗ và làm hại đến người khác.
Mong muốn của cư sĩ Phạm Khoa chia sẻ đến các bạn trẻ
Để có thể làm tròn trách nhiệm của một người con, anh mong muốn các bạn trẻ nên thể hiện việc lắng nghe và làm theo lời dạy trở thành người lương thiện từ mẹ. Điều này đồng nghĩa với việc thừa hưởng đức hạnh và sự cao cả của bậc sinh thành. Đó chính là mục đích lớn nhất trong chữ “hiếu” mà cư sĩ truyền đạt.
Mong muốn của cư sĩ Phạm Khoa chia sẻ đến các bạn trẻ
Ý nghĩa trong chữ đạo hiếu được hình thành qua giai đoạn phát triển của một đời người. Chúng ta bắt đầu với việc phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ, tiếp đến là hiếu kính với những người bề trên và cuối cùng là lập thân để hoàn thành công ơn chăm sóc của người sinh ra ta. Một người có thể giữ được nhân đức trong tâm, làm tròn đạo hiếu, yêu thương các thành viên trong gia đình, hiếu kính với bề trên sẽ không bao giờ trở thành một kẻ nghịch tử và bất hiếu.
Trong công việc và sự nghiệp của đời mình, ta phải luôn cố gắng hết lòng và tận tâm với những đam mê của bản thân. Đây chính là lúc mình trở thành người gánh vác tương lai sau này, bạn không nên hưởng lạc quá sớm sẽ ảnh hưởng đến gia đình và thậm chí trở thành mối nguy hại của toàn xã hội.
Cư sĩ Phạm Khoa mong muốn các bạn trẻ phải trở thành người đức hạnh và vị tha
Ngoài ra, cư sĩ Phạm Khoa còn răn dạy các bạn trẻ dù có trở thành bất kỳ ai hay làm công việc nào cũng không để lòng tham ngự trị, phải siêng năng tiết kiệm, có trách nhiệm với bản thân để không ảnh hưởng đến đấng sinh thành. Cụ thể hơn, đạo hiếu của một người chính là hạnh phúc mà họ đem lại cho bản thân và những người thân yêu, không trở thành gánh nặng và gây hại đến cha mẹ.
Nói tóm lại, đạo hiếu chính là cơ sở tiền đề của việc lập thân và đối nhân xử thế với người đời. Bạn phải rèn luyện bản thân trở thành người đức hạnh, vị tha. Đây chính là nền tảng để đem lại sự hòa thuận trong gia đình, đem đến một xã hội yên bình và có được hạnh phúc bền vững cho mai sau.