Với hơn 300 công trình nghiên cứu xuất bản về lợi ích Bơi Thuỷ liệu từ các chuyên gia đầu ngành về phát triển sớm cho trẻ của các nước phát triển như Mỹ, Na Uy, Đức, Tây Ban Nha… trong suốt 100 năm liệu rằng tất cả chỉ là sai lầm?
Trong suốt một thế kỷ qua, nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em thông qua các hoạt động bơi thủy liệu đã mang lại những phát hiện đáng kinh ngạc và hứa hẹn cho tương lai của trẻ em. Một trong những nghiên cứu tiên phong đáng kể trong lĩnh vực này là nghiên cứu của Tiến sĩ Myrtle B. McGraw năm 1935. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, việc tiếp xúc với kích thích chuyển động đối với một trong hai anh em sinh đôi cùng một loại (Johnny) đã giúp phát triển khả năng vận động nhanh và tốt hơn (so với anh em sinh đôi còn lại – Jimmy).
Vào năm 2005, với công trình nghiên cứu của Dr S.Zhao thuộc Bệnh viện Phụ Sản Quảng Đông, Trung Quốc nói về Lợi ích của việc áp dụng thuỷ liệu pháp nhằm hỗ trợ cho các bé sinh non trong lồng ấp NICU. Vịệc này đã tạo ra làn sóng ủng hộ mạnh mẽ từ các bậc phụ huynh có trẻ sinh non, phương pháp này đã giúp cho trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường bên ngoài thông qua việc cho trẻ hoạt động dưới là nước ấm. Đây cũng là một trong những tiền đề đầu tiên đặt dấu ấn cho các công trình nghiên cứu cũng như sự phát triển của hoạt động bơi thuỷ liệu sau này.
Những công trình nghiên cứu gần đây khẳng định hiệu quả của bơi thủy liệu trong sự phát triển trẻ
Những năm sau đó có xuất hiện các công trình nghiên cứu lớn nhỏ khác nhưng đặc biệt trong những năm 2010, lĩnh vực nghiên cứu này đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng, với hơn 300 công trình nghiên cứu xuất bản từ các nước phát triển như Mỹ, Na Uy, Đức, Tây Ban Nha. Các nghiên cứu này có sự đóng góp đáng kể của những nhà nghiên cứu hàng đầu như Tiến sĩ Carolina Burnay, Giáo sư Irene Leo, Tiến sĩ Luize Bueno de Araujo và Tiến sĩ Hermundur Sigmundsson.
Dr. Hermundur Sigmundsson (Giáo sư tiến sĩ – Phòng thí nghiệm Sigmundsson, Na-uy; Khoa Tâm lý, Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, Chức năng sinh lý thể chất ở trẻ em (Children’s Exercise Physiology), 2022) đã chỉ ra hiệu quả của hoạt động Bơi thuỷ liệu dành cho trẻ
Một nghiên cứu của Tiến sĩ Hermundur Sigmundsson và Tiến sĩ Brian Hopkins so sánh khả năng vận động của trẻ em 4 tuổi ở Iceland, trong đó một nhóm trải qua các bài tập bơi lội từ 2 đến 3 tháng tuổi, với một nhóm so sánh không tham gia bơi lội. Kết quả cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa hai nhóm, một là khả năng vận động tinh và hai là khả năng cân bằng cơ thể. Cả hai kết quả đều cho thấy rằng nhóm trẻ em tham gia bơi lội có kỹ năng vận động và cân bằng vượt trội hơn so với nhóm không tham gia bơi lội.
Những kết quả tích cực này đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu khác, trong đó nổi bật là nghiên cứu của Tiến sĩ Jorge Dias vào năm 2013. Tiến sĩ Dias đã so sánh hai nhóm trẻ em tham gia bơi lội và nhóm không tham gia bơi lội dựa trên thang đo Alberta Infant Motor Scale (AIMS). Kết quả cho thấy nhóm trẻ em được tham gia bơi lội đạt được các chỉ số cao hơn so với nhóm còn lại, chứng tỏ những lợi ích rõ ràng của bơi lội trong việc phát triển kỹ năng vận động của trẻ nhỏ.
Thang đo Alberta Infant Motor Scale (AIMS) được Tiến sĩ Jorge Dias sử dụng trong quá trình nghiên cứu hiệu quả của hoạt động bơi thuỷ liệu
Kết quả mới nhất 2022: Bơi thủy liệu giúp cải thiện kỹ năng vận động cho trẻ nhỏ”
Vào năm 2022, Giáo sư Borioni từ Đại học Rome Foro Italico đã sử dụng thang đo Peabody Developmental Motor Scale (PDMS) để đánh giá kỹ năng vận động của trẻ từ 0-3 tuổi. Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng “trẻ em tham gia bơi lội có sự cải thiện đáng kể về kỹ năng chuyển động toàn thân, kỹ năng vận động tinh và cho thấy độ chính xác trong chuyển động cải thiện hơn so với nhóm không tham gia bơi lội”.
Chương trình KITE 2023: Tiến sĩ Luize Bueno de Araujo chinh phục thành công sự phát triển vượt bậc cho trẻ em” Tầm quan trọng của bơi thủy liệu đối với sự phát triển của trẻ em đã được đánh giá cao và tiếp tục nhận được sự chú ý của cộng đồng nghiên cứu cũng như các chuyên gia về sức khỏe trẻ em. Vào đầu năm 2023, Tiến sĩ Luize Bueno de Araujo đã xuất bản chương trình Kids Intervention Therapy – Aquatic Environment (KITE), nhằm thúc đẩy sự phát triển hệ thần kinh vận động cho trẻ em. Chương trình này đã giúp hơn 100,000 trẻ em dưới 2 tuổi cải thiện kỹ năng vận động, vận động tinh và nhận thức của mình.
Nguồn tài liệu tham khảo:
https://orcid.org/0000-0001-9795-4043
https://www.researchgate.net/publication/321254439_Cambridge_Encyclopedia_of_Child_Development
https://www.researchgate.net/profile/Brian-Hopkins-3
https://en.wikipedia.org/wiki/Myrtle_Byram_McGraw
Thanh Nga