Bản giám định pháp y và những điểm nghi vấn dễ dấn đến oan sai cho bác sĩ “hiếp dâm” nữ điều dưỡng

Vào ngày 25/9/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra công an TP. Huế đã ra lệnh bắt giam đối với bị cáo Lê Quang Huy Phương về tội danh “Cố ý gây thương tích” và “Hiếp dâm”chị Dương Huỳnh Thu Thủy. Vài tháng sau, Cơ quan điều tra (CQĐT) tiếp tục khởi tố Phương thêm tội “giam giữ người trái pháp luật” dựa trên các bản giám định pháp y vẫn còn nhiều điểm nghi vấn khiến người dân vô cùng bức xúc.

Kết quả giám định lần (1) 9 % . Sau 50 ngày giám định bổ sung lần (2) . Đột biến lên 37 % và 3/10 đều cả hai mắt

Những điểm đáng ngờ trong bản giám định pháp y của bị hại Thủy

Theo cáo trạng được cơ quan điều tra tống đạt, vào ngày 17/9/2019 bị cáo Lê Quang Huy Phương vốn là bác sĩ khoa da liễu thuộc bệnh viện Trung Ương Huế đã có hành vi “cố ý gây thương tích” và “hiếp dâm” nữ điều dưỡng Dương Huỳnh Thu Thủy tại căn phòng số 203 Khu tập thể Đống Đa, phường Phú Nhuận, TP. Huế.

Đến ngày 25/9/2019 sau khi củng cố thêm các chứng cứ liên quan, cơ quan công an đã ra lệnh khởi tố và bắt tạm giam bị cáo Phương. Qua 7 tháng giam giữ nghi phạm, lực lượng chức năng không chỉ cho truyền thông báo chí vào trại giam tác nghiệp, mà còn buộc thêm tội “giam giữ người trái pháp luật” cho Phương trong sự khó hiểu của người người.

Vì vậy, sau 3 phiên tòa xét xử công khai, gia đình bị cáo và cả dư luận đã lên tiếng phản đối quy trình tố tụng sai quy định pháp luật của CQĐT. Nhất là đối với bản giám định pháp y trái với Khoản 2 Điều 28 Luật giám định tư pháp, Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014, Thông tư 47/2013/TT-BYT và Thông tư 20/2014/TT-BYT của Bộ Y Tế được ban hành trước đó.

Nghi vấn thứ nhất được đặt ra là tại sao kết quả giám định pháp y đối với bị hại Thủy đã chỉ rõ chị không bị xâm phạm vùng kín (chưa đủ cơ sở kết luận tội “hiếp dâm”) và bản giám định pháp y về tổn thương cơ thể số 409/TD ngày 25/09/2019 cũng chỉ có 9% (chưa đủ cơ sở khởi tố hình sự) mà bị cáo vẫn bị giam giữ hình sự?

Thứ 2 là lý do gì mà bản giám định pháp y về tổn thương cơ thể số 409/TD ngày 25/09/2019 dành cho bị hại Thủy từ 9% tăng lên 37% trong bản giám định pháp y số 444-19/TgT ngày 05/11/2019? Tại sao trong cả hai lần giám định thương tích trên đều không có sự chứng kiến của nhân viên y tế hay người làm chứng nào khác mà chỉ có người nhà của bị hại?

Tại sao cơ quan điều tra không cho trưng cầu giám định File ghi âm do Thủy giao nộp vào ngày 23/9/2019 mà chỉ để cho điều tra viên, kiểm soát viên và cán bộ điều tra tự nghe, tự dịch rồi ghi chép lại trên 20 tờ giấy A4 dài dằng dặc? Để rồi sau đó nhiều nội dung bị dịch sai lệch bên trong vẫn được đưa ra làm bằng chứng trước tòa gây bất lợi cho bị cáo Phương?

Ngoài ra, hà cớ gì mà cơ quan điều tra từ chối yêu cầu của bác sĩ Phương về việc xin đối chất trực tiếp với bị hại trong suốt 9 tháng tạm giam để anh có cơ hội chứng minh oan sai? Thậm chí kể cả việc thực nghiệm hiện trường để chứng minh sự thật ra sao cũng không được cơ quan chức năng chấp nhận?

Với rất nhiều nhiều điểm đáng ngờ xoay quanh bản giám định pháp y và cả trình tự tố tụng vừa nêu, gia đình bị cáo lẫn đông đảo người dự khán đã phản ứng gắt với bản án 6 năm 8 tháng tù dành cho Phương của Tòa An Nhân Dân TP. Huế vào ngày 26/3/2020.

Kết quả giám định lần (1) 9 % . Sau 50 ngày giám định bổ sung lần (2) . Đột biến lên 37 % và 3/10 đều cả hai mắt

Sự tắc trách của cơ quan điều tra hay còn lý do gì khác?

Có thể thấy, qua những tình tiết vừa mới phân tích trên việc CQĐT TP. Huế khởi tố và bắt tạm giam bị cáo Lê Quang Huy Phương về 3 tội danh “cố ý gây thương tích”, “hiếp dâm” và “bắt giữ người trái pháp luật” là không có căn cứ vững chắc. Quyết định tống đạt của cơ quan chức năng vi phạm nghiêm trọng điều 119 BLTTHS và khoản 1 Điều 141 Bộ Luật Hình Sự theo quy định của nhà nước ta.

Ngoài ra, trong suốt quá trình điều tra cho thấy lực lượng thi hành nhiệm vụ còn có sự tắc trách trong việc thẩm định chứng cứ, xem xét bản giám định pháp y và xem nhẹ lời khai của các nhân chứng có liên quan dẫn đến sự thiếu khách quan trong các phiên tòa xét xử. Toàn bộ quá trình thực nghiệm điều tra đều được cơ quan công an vạch sẵn trình tự theo ý chí quá đỗi chủ quan dẫn đến diễn biến sự việc có nhiều sai lệch bất lợi cho bị cáo.

Thay vì công bằng công tâm điều tra theo cả 2 hướng kết tội và gỡ tội, thì lực lượng chức năng chỉ chăm chăm thu thập bằng chứng buộc tội Phương. Ngay cả tình tiết Phương đeo băng ép từ ngực xuống bụng dưới do vết mổ bị ứ dịch, chảy máu, không thể giao cấu cũng bị bỏ qua hoàn toàn.

Vì vậy, việc gia đình bị cáo và đông đảo người dân tha thiết yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành thẩm định lại để trả công bằng cho người vô tôi là điều hết sức hiển nhiên. Đây cũng là bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ của những người thực thi pháp luật.

 

Ford Ranger

TIN NỔI BẬT KHÁC

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

spot_img

TIN MỚI NHẤT

spot_img